Chủ trì Hội nghị gặp mặt có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Văn hóa - Xã hô%3ḅi HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, chi nhánh các ngân hàng Trung ương đóng tại địa phương; lãnh đạo UBND, Phòng Văn hoá và Thông tin các huyê%3ḅn, thị xã, thành phố; đại diện các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh; Hiệp hội Du lịch tỉnh cùng các nhà đầu tư, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ Hiê%3ḅp hô%3ḅi Du lịch tỉnh, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết trong thời gian qua, cùng đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, UBND tỉnh đã tiếp nhâ%3ḅn được mô%3ḅt số kiến nghị về các khó khăn, vướng mắc, phát sinh liên quan đến các thủ tục cấp phép phòng cháy chữa cháy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đầu tư kinh doanh du lịch nông nghiệp, khu điểm du lịch, công tác bảo vệ môi trường, thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài tham quan lưu trú tại khu vực biên giới,... Đây là những nội dung cần được tháo gỡ để cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các điểm nghẽn để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch của tỉnh Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai. Trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, thẳng thắn, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Hội nghị ngày sẽ giải quyết, thống nhất các đề xuất, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp du lịch sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu khai mạc Hội nghị.
Năm 2023 là năm ngành du lịch Lào Cai dần phục hồi sau thời gian dài chịu tác động của đại dịch Covid -19. Lũy kế đến tháng 4/2023 tổng lượng khách đến Lào Cai ước đạt 2,6 triê%3ḅu lượt, bằng 43% kế hoạch năm, tăng 238% so với cùng kỳ năm 2022; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 7.800 tỷ đồng, bằng 38% kế hoạch năm, tăng 192% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó lượng khách chủ yếu đến các địa phương trọng điểm du lịch như thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bát Xát. Du lịch dần phục hồi kéo theo sự thành lập mới của nhiều doanh nghiệp lữ hành, sự gia tăng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Toàn tỉnh có 45 doanh nghiệp lữ hành; 204 hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động. Đến thời điểm hiện tại, Lào Cai có 1.439 cơ sở lưu trú; gần 2.500 cơ sở phục vụ khách du lịch gồm dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch. Toàn tỉnh có 35 khu, điểm du lịch; trong đó 01 khu du lịch quốc gia Sa Pa, 02 khu du lịch cấp tỉnh, 32 điểm du lịch.
Để chuẩn bị cho Hội nghị gặp mặt, Sở Du lịch đã chủ động triển khai lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đầu tư du lịch. Đến nay có 20 ý kiến của Hiệp hội Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Các ý kiến chia thành 3 nhóm vấn đề chính: (1) Cấp phép phòng cháy chữa cháy; (2) Cấp phép môi trường, bảo vệ môi trường, đất đai; (3) Đón khách Trung Quốc, hoạt động du lịch, nhân lực du lịch và các dự án du lịch.
Căn cứ vào ý kiến tổng hợp từ Hiệp hội Du lịch tỉnh và các nhà đầu tư, doanh nghiệp; các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh đã điều hành Hội nghị tập trung trao đổi, thảo luận 03 chuyên đề lớn: Chuyên đề 1 - Bàn giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cấp phép phòng cháy, chữa cháy; chuyên đề 2 - Bàn giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cấp phép môi trường; chuyên đề 3 - Phương án đón khách Trung Quốc hiện đang được các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh dịch vụ du lịch quan tâm.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến cấp phép phòng cháy, chữa cháy
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 1.674 cơ sở thuộc quản lý về phòng cháy, chữa cháy trong lĩnh vực văn hóa, du lịch; trong đó có 924 cơ sở kinh doanh lưu trú. Qua rà soát, kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì hầu hết các cơ sở đều chưa đảm bảo theo quy định: Một số cơ sở không được quy hoạch, xây dựng theo đúng nhu cầu, mục đích kinh doanh; việc thực hiện trách nhiệm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của chủ các cơ sở chưa nghiêm, chưa thực hiện việc duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; việc chấp hành quy định pháp luật về thẩm quyền thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của một số công trình chưa thực hiện đúng, đủ theo quy định; một số cơ sở trong quá trình hoạt động tự ý cải tạo, mở rộng, thay đổi công năng… làm ảnh hưởng đến các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy nhưng không được thẩm duyệt, nghiệm thu; dịch vụ kinh doanh của nhiều homestay xây dựng trong các thôn bản đường giao thông nhỏ hẹp không đảm bảo cho các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động, không đảm bảo khoảng cách an toàn, không có phương án thoát nạn; hệ thống cấp nước đô thị và các nguồn nước khác cung cấp cho chữa cháy còn thiếu, cách xa nhau, cách xa trung tâm nên khi có sự cố cháy nổ xảy ra không kịp thời để tiếp nước cho xe chữa cháy…
Đại tá Bùi Hồng Tuấn, Trưởng phòng Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh báo cáo kết quả rà soát phòng cháy, chữa cháy liên quan đến lĩnh vực du lịch.
Hiện tại các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang gặp một số vấn đề khó khăn về đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy như: Nếu theo quy định mới thì hầu như các đơn vị không thể đáp ứng được nhu cầu đề ra; có khách sạn đã xây dựng từ năm 2017 và được xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy nhưng nay khi kiểm tra lại yêu cầu phải đảm bảo điều kiện theo Luật mới; một số quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong xây dựng/lĩnh vực khách sạn lưu trú khó thực hiện, nhiều bất cập: thảm hành lang và hội trường, kính bề mặt tiền nhà, lối thoát nạn, cửa chống cháy, thang máy, cửa thang máy…; việc hướng dẫn các quy trình, thủ tục và điều kiện cấp phép còn chưa rõ ràng.
Đồng chí Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch trình bày 04 khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp du lịch trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đề nghị UBND tỉnh có cơ chế để tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trong việc cấp phép phòng cháy, chữa cháy như: Có hướng dẫn rõ ràng, chi tiết cho các doanh nghiệp về Luật Phòng cháy, chữa cháy và quy định tiêu chuẩn; xem xét đối với các cơ sở kinh doanh nếu đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trước đây thì vẫn cho giữ nguyên để hoạt động kinh doanh còn những cơ sở hiện nay mới xây dựng thì áp dụng theo Luật Phòng cháy, chữa cháy mới để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp...
Thượng tá Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh giải đáp một số ý kiến, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch. Đồng chí cho biết hiện nay các quy định về phòng cháy, chữa cháy liên quan đến nhiều bộ, ngành hướng dẫn và có những bất cập nhất định cần điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế...
Ông Nguyễn Duy Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng các doanh nghiệp du lịch cần nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật nhằm góp phần giảm thiệt hại về kinh tế, trước hết cho chính doanh nghiệp. Tuy nhiều hiện nay một số quy định về phòng cháy, chữa cháy vẫn còn gây khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, gây tốn kém, mất thời gian…
Đại diện Công ty TNHH Topas Ecolodge nêu khó khăn gặp phải trong phòng cháy, chữa cháy; đặc biệt là việc mở rộng đường giao thông đảm bảo xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đi vào khu du lịch…
Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Nguyễn Quốc Huy chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong công tác đảm bảo phòng cháy, chữa cháy. Đồng chí cũng giải thích rõ hơn để các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch… nắm rõ hơn một số quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình. Trong thời gian tới, Sở sẽ đề xuất, kiến nghị với Bộ Xây dựng để điều chỉnh một số nội dung còn vướng mắc, bất cập.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến cấp phép môi trường
Về chuyên đề này, các doanh nghiệp có ý kiến về 04 nội dung: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Trung tâm xã Tả Phìn (rác thải, nước thải cống rãnh…) chưa được quan tâm; đề nghị cơ quan quản lý hướng dẫn chi tiết quy trình cấp phép bảo vệ môi trường trong các cơ sở lưu trú, dự án du lịch, khu điểm du lịch do hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn gặp vướng mắc trong việc cấp phép; thi công hệ thống cống gom nước thải và nước sinh hoạt dọc tuyến đường Fansipan, đường Cát Cát, thị xã Sa Pa; tháo gỡ cho các doanh nghiệp mong muốn đầu tư phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Cao Khải giải đáp một số ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến cấp phép môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận 07 hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với các dự án thuộc lĩnh vực du lịch (khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch…); không có dự án thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn này. Đã cấp Giấy cấp phép môi trường 03/07 hồ sơ, 04 hồ sơ còn lại đang trong giai đoạn chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng thẩm định và hoàn thiện trình UBND tỉnh cấp phép.
Tại Hội nghị, lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh cũng tham gia một số ý kiến; trong đó đề nghị UBND tỉnh và UBND thị xã Sa Pa nghiên cứu tháo gỡ, xử lý tình trạng một số công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở thị xã Sa Pa chưa đảm bảo theo quy định; cơ quan chức năng liên quan có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng đảm bảo đúng quy định, phù hợp với quy hoạch phân khu…
Đồng chí Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa đưa ra một số giải pháp của chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
Phương án đón khách Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc thí điểm mở cửa lại hoạt động du lịch cho khách đoàn vào Viê%3ḅt Nam (ngày 15/3/2023), lượng khách du lịch quốc tế qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và đến tham quan du lịch khu vực biên giới của tỉnh gia tăng đáng kể (từ 350 - 500 khách du lịch trong ngày). Tính đến giữa tháng 4/2023 số lượng người nước ngoài đăng ký lưu trú trực tuyến trên 82.000 lượt khách, trong đó có gần 6.000 lượt khách Trung Quốc.
Ông Bùi Văn Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến đón khách Trung Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp liên quan đến việc khách tham quan lưu trú khu vực biên giới; thông báo cụ thể về các mức phí, lệ phí trong hoạt động đưa đón khách Trung Quốc đến Việt Nam tham quan; thủ tục sổ thông hành xuất nhập cảnh với đối tượng là trẻ em đi cùng đoàn khách; thủ tục xuất nhập cảnh cho khách Việt Nam và nước ngoài cần tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng; vấn đề cơ sở vật chất hạ tầng tại các điểm du lịch (đường nối, đường tránh, rãnh thoát nước…); cho phép hoạt động xe điện chở khách được xuống bản Cát Cát; phương án điều tiết lộ trình các phương tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; các chính sách ưu đãi về giá dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vận chuyển nhằm thu hút du khách; tình trạng bán combo du lịch của các tổ chức, cá nhân chưa được cấp phép; cấp thẻ hướng dẫn viên tại điểm du lịch cho người địa phương; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ hướng dẫn viên nội địa, quốc tế; định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch; xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù; có sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành đón khách Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai; việc thành lập Chi hội Lữ hành…
Đại diện lãnh đạo Khách sạn Sapaly đề nghị tỉnh Lào Cai tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, thu hút khách du lịch.
Đồng chí Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch giải đáp các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách; đồng thời đề xuất tỉnh cho phép thành lập Tổ công tác hỗ trợ về du lịch để giải quyết từng vấn đề còn vướng mắc, khó khăn đối với các doanh nghiệp du lịch; hướng tới mục tiêu xây dựng du lịch Lào Cai “Xanh - Thông minh - Bản sắc văn hóa”
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh Hội nghị hôm nay là cơ hội để lãnh đạo tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng cũng như khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng chí giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện kết nối thông tin được với các doanh nghiệp; đặc biệt là duy trì hiệu quả Cổng thông tin Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh để có thể đưa ra các giải pháp thống nhất xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp. Đề nghị Công an tỉnh tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ cấp phép phòng cháy, chữa cháy cho các doanh nghiệp du lịch.
Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực và đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn lực du lịch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh, các cơ sở giáo dục… tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của du khách. Hiệp hội Du lịch tỉnh trong thời gian tới làm tốt việc kết nối với các doanh nghiệp du lịch châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; đẩy nhanh tiến độ thành lập Chi hội Lữ hành.
Các cấp, các ngành, địa phương cần có sự thay đổi nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ; dám nghĩ, dám làm. Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị chức năng sẽ luôn đồng hành hỗ trợ, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm góp phần thúc đẩy doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển./.